Tìm hiểu về bộ mã hóa (encoder) của máy in date
Bộ mã hóa trong máy in là gì? Có bao nhiêu loại bộ mã hóa và sự khác nhau giữa các loại là gì? Bài viết sẽ trình bày các loại bộ máy hóa được sử dụng cho máy in date, nguyên lý sử dụng và đặc điểm khác nhau giữa chúng.
1. Bộ mã hóa là gì?
Bộ mã hóa hay còn được gọi là “encoder”, là một bộ cảm biến chuyển đọng cơ học được tích hợp trên máy in date. Bộ mã hóa sẽ nhận tín hiệu hoặc xung thông qua sự chuyển động của con lăn.
Có hai bộ mã hóa: bộ mã hóa tuyến tính và bộ mã hóa quay. Mỗi loại sẽ có đặc tính tiếp nhận tính hiệu khác nhau. Bộ mã hóa tuyến tính chuyển động theo đường dẫn, bộ mã hóa quay tương ứng với chuyển động quay.
2. Cấu tạo của bộ mã hóa?
Một bộ mã hóa bao gồm 5 bộ phận chính:
- Trục động cơ, được dùng để cố định các bộ phận khác
- Đèn led, báo tín hiệu
- Đĩa quay, được gắn vào trục động cơ
- Mắt thu quang điện
- Bảng mạch điện, khuếch táng tín hiệu
3. Nguyên lý hoạt động của bộ mã hóa?
Khi bộ mã hóa chuyển động, bảng mạch điện sẽ đảm nhận việc chuyển đổi thông tin tín hiệu thu nhận từ tín hiệu đèn led tới mắt thu quang điện thông qua các rãnh của đĩa quay. Các tín hiệu sau khi được chuyển đổi sẽ chuyển thành các thông tin riêng biệt được thiết lập trong bảng mạch.
4. Các loại bộ mã hóa trong máy in date
Máy in date có hai loại bộ mã hóa chính: bộ mã hóa ngoài và bộ mã hóa trong
Bộ mã hóa ngoài
Máy in sẽ được trang bị một con lăn và bộ mã hóa được gắn bên ngoài thân máy, hai bộ phận này được kết nối bằng dây cao su nhỏ. Khi con lăn quay, dây cao su sẽ kéo theo chuyển động của bộ mã hóa, từ đó sẽ tiếp nhận chuyển động và chuyển hóa thành thông tin xử lý.
Bộ mã hóa trong
Bộ phận này được đưa vào bên trong thân máy. Thiết kế này có độ chắc chắn và sự tin gọn cao, giảm nhẹ khối lượng của máy. Có hai dạng cho bộ mã hóa này: tích hợp trục xoay bên ngoài và dạng bên trong máy.
Tích hợp trục xoay bên ngoài
Bộ mã hóa sẽ được tích hợp trực tiếp vào trong trục xoay và con lăn , được đặt mặt bên còn lại của máy in.
Tích hợp trục xoay bên trong
Bộ mã hóa và con lăn sẽ được đưa vào trong của máy in, được đặt cùng mặt của bộ phun mực.
So sánh bộ mã hóa ngoài và bộ mã hóa trong
Đặc điểm |
Bộ mã hóa trong |
Bộ mã hóa ngoài |
Trọng lượng |
Nhẹ hơn |
Nặng hơn hoặc tương đương |
Độ linh hoạt |
Cao |
Thấp hơn, không đáng kể |
Độ chính xác |
Cao |
Thấp hơn, không đáng kể |
Độ rung |
Rung ít |
Rung nhất định |
Thay thế |
Khó lắp ráp |
Dễ tháo lắp |
Vị trí đặt |
Tích hợp vào trục xoay hoặc âm trong máy |
Bên trong thân máy |
Chi phí máy |
Cao hơn (tùy dòng) |
Rẻ hơn |
5. Thông số cần quan tâm khi chọn bộ mã hóa
Các thông số cơ bản của bộ mã hóa sẽ được hiển thị trực tiếp trên thân máy hoặc nhãn dán sản phẩm. Người dùng có thẻ tra thông số của máy thông qua tìm kiếm Google bằng mã hàng bộ mã hóa.
Các thông số cơ bản bao gồm:
- Đường kính trục, dạng trục: Bộ mã hóa có dạng trục dương hoặc âm. Đường kính thường từ 5mm đến 20mm, đường kính lớn hơn 6mm sẽ là loại trục âm (trục lõm).
- Độ phân giải: được gọi là số xung, tương ứng với số tín hiệu, bộ mã hóa nhận được trong 1 vòng. Bộ mã hóa có số xung càng cao, càng in ra nét, và có giao cao.
- Điện áp: đây là thông số cần lưu ý, vì chỉ cần sai có thể gây cháy bộ mã hóa. Tùy vào kích thước hoặc trục, sẽ có các điện áp tương xứng với bộ mã hóa. Thông thường, bộ mã hóa có điện áp 5V, 12V, hoặc 15V. Bộ mã hóa đã bị cháy thì không thể sửa được mà phải được thay mới.
- Đầu ra: AB, ABZ, AB đảo, ABZ đảo. Loại đầu ra được xác định bằng số dây được kí hiệu trên tem
- Dạng đầu ra: có nhiều dạng: Open Collector, Voltage Output, Complemental, Totem Pole, Line Driver. Dạng đầu ra quy định nguồn cấp, đầu đọc thông tin,...
Mỗi mẫu mã có bộ mã hóa tương ứng, trong hoặc ngoài. Bộ mã hóa chỉ đóng một phần vai trò trong chất lượng hoặc độ bền, chủ yếu là bộ chip xử lý bên trong máy.
Với các máy in date cầm tay, thì lựa chọn bộ mã hóa trong sẽ thuận lợi hơn, bởi vì hạn chế được sự rung lắc khi sử dụng, và khi kéo, di chuyển sẽ ổn định hơn, cho ra hình ảnh nét và rõ ràng.